Bùn thải sinh học là một trong những loại bùn độc hại và khó phân hủy nhất. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hệ lụy cho các vấn đề ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, lượng bùn thải cũng ngày một tăng lên, nó đòi hỏi khả năng xử lý của con người, máy móc thiết bị ngày càng phải được hiện đại hóa. Sự ra đời của máy ép bùn đã mang đến giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề này. Tìm hiểu công dụng cũng như quy trình xử lý bùn thải sinh học bằng máy ép bùn ngay sau đây.
Quy trình xử lý bùn thải sinh học bằng máy ép bùn
Xử lý bùn thải sinh học luôn là vấn đề cấp bách và cần thiết tại các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp. Ngày nay, việc sử dụng máy ép bùn được xem là giải pháp hàng đầu cho việc xử lý bùn thải sinh học. Quy trình xử lý bùn thải sinh học bằng máy ép bùn khung bản thuộc khâu cuối cùng trong quy trình xử lý nước thải. Chúng có vai trò ép các chất bùn thải độc hại có trong nước thải thành dạng bùn đặc với khối lượng nhỏ, độ ẩm thấp, bánh bùn khô dễ xử lý.
Máy ép bùn khung bản áp dụng công nghệ ép bùn mới. Nó hoạt động trên nguyên lý tự động, không cần sự can thiệp của sức người, rất phù hợp với việc xử lý bùn thải sinh học.
Đầu tiên, các chất bùn thải ô nhiễm từ hệ thống xử lý nước thải được đưa vào máy ép bùn. Sau đó, toàn bộ lượng bùn thải với thể tích lớn được đưa qua hệ thống các lớp vải lọc thẩm thấu. Nhờ áp suất và sức nén ép của chất bùn thải làm giảm thể tích của chất lỏng, nước lọc bắt đầu thẩm thấu qua màng và dẫn ra bên ngoài, còn lại phần cặn bã được giữ lại ở bên trong bản lọc.
Tiêu chí đánh giá máy ép bùn trong việc xử lý bùn thải sinh học đạt chất lượng
Hiện nay có rất nhiều dòng máy ép bùn được chế tạo để phục vụ cho công tác xử lý bùn thải sinh học. Trong đó, máy ép bùn khung bản được sử dụng phổ biến hơn cả nhờ những tính năng nổi bật mà nó mang lại.
Khả năng tự động hóa, tiết kiệm năng lượng
Khả năng tự động hóa của máy ép bùn trong việc ép lọc là bánh bùn đã khử nước phải được tách li hoàn toàn. Theo đó, máy ép bùn khung bản sử dụng kiểu túi lọc đơn chuyển động cùng cơ cấu ép khí nén áp suất cao lên bánh bùn. Nhờ đó, sau khi đã khử nước có thể tách li hoàn toàn giúp việc tự động hóa trở nên khả thi hơn. Như vậy, thiết bị cũng có khả năng vận hành tối ưu ngay cả khi gặp những biến động về nồng độ pH hay tính chất của bùn.
Tiết kiệm nguồn nhân công và chi phí đầu tư
Máy ép bùn khung bản sở hữu các cơ cấu tự động hóa như: tự động tách bã bùn, tự vệ sinh, tẩy rửa sau khi vận hành. Điều này giúp máy hoạt động một cách năng suất, nhanh chóng. Đồng thời tiết kiệm nguồn lực nhân công vận hành máy.
Bên cạnh đó, thiết bị ép bùn khung bản còn ít tiêu tốn lượng keo tụ (polymer), nâng cao tốc độ làm việc. Lượng bùn sau ép có độ khô cao, dễ dàng thu gom thể tích và khối lượng.
Đảm bảo sự an toàn cho công nhân lao động trong quy trình xử lý chất thải
Những chất thải từ các nhà máy sản xuất hóa chất, sơn, in, dệt nhuộm, sản xuất phẩm màu…đều là hóa chất có độ độc hại cao. Khi tiếp xúc trực tiếp sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, việc đầu tư máy ép bùn khung bản xử lý bùn thải sinh học là điều cần thiết. Nó giúp giảm thiểu rủi ro về mặt sức khỏe cho nhân công trong khâu xử lý nước thải.
Trên đây là những giới thiệu cơ bản về phương pháp xử lý bùn thải sinh học bằng máy ép bùn. Từ những đặc điểm nêu trên có thể khẳng định máy ép bùn khung bản chính là giải pháp xử lý bùn thải sinh học hiệu quả nhất. Hi vọng những thông tin của bài viết sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn trong vấn đề xử lý nước thải, bùn thải.