Máy lọc nước tương khung bản
Tại sao phải sử dụng máy lọc nước tương khung bản
Chúng tôi xin giới thiệu qua quy trình sản xuất nước tương phải dùng qua máy lọc nước tương khung bản
Quy trình sản xuất nước tương truyền thống không sử dụng máy lọc nước tương khung bản trải qua nhiều công đoạn kỳ công, mất nhiều thời gian và công sức để tạo ra thành phẩm có hương vị đậm đà, hương thơm tinh tế và màu sắc bắt mắt.
Chuẩn bị nguyên liệu đầu vào:
- Đậu tương (hay đậu nành) nguyên vỏ: Là nguyên liệu cơ bản nhất của nước tương, chứa nhiều vitamin – khoáng chất tốt cho sức khỏe.
- Muối: Là gia vị cần thiết khi sản xuất nước tương, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn lactic và nấm men phát triển cũng như hạn chế vi khuẩn xâm nhập, gây hư hỏng mẻ đậu nành.
- Lúa mì: Nếu làm nước tương theo phương pháp truyền thống, lúa mì được trộn cùng đậu nành theo tỷ lệ 1 : 1 để lên men nhanh hơn.
- Chất lên men: Hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lên men và tăng hương vị cho sản phẩm.
- Chất bảo quản và phụ gia: Sử dụng theo quy định của Bộ Y Tế, giúp nước tương thành phẩm bảo quản được lâu hơn.
Tìm hiểu quy trình sản xuất nước tương thơm ngon
Quy trình làm nước tương truyền thống không sử dụng máy lọc nước tương hiện đại của mỗi nhà sản xuất có thể không giống nhau, nhưng nhìn chung gồm 12 bước cơ bản sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Chọn lọc, phân loại đậu nành theo kích cỡ.
Chọn lọc đậu nành cẩn thận giúp bảo đảm chất lượng thành phẩm cao nhất.
- Đưa đậu qua hệ thống làm sạch bao gồm hai bước ngâm đậu và rửa xối để loại bỏ hết tạp chất như đất, đá, bụi bẩn…
Ngâm đậu nành trong nước cho mềm và rửa sạch nhiều lần để loại bỏ hết tạp chất.
Bước 2: Hấp và làm nguội đậu nành
- Quá trình hấp đậu nành làm biến tính chất protein, giúp vi sinh vật dễ dàng lên men, rút ngắn thời gian ủ và tiêu diệt vi sinh vật có khả năng gây hư hỏng mẻ đậu.
- Tiếp theo, làm nguội đậu nành hoàn toàn nhằm hạn chế biến tính, ảnh hưởng đến chất lượng đậu.
- Đậu nành sau khi hấp chín cần làm nguội ngay.
Bước 3: Quá trình nuôi mốc
- Nuôi mốc là công đoạn đặc biệt quan trọng với quá trình lên men.
- Trong bước này, bột mì đóng vai trò là nguồn thức ăn chính cho vi khuẩn lên men. Bột được rang khô, làm nguội và trộn cùng đậu nành theo tỷ lệ nhất định.
Bước 4: Phối trộn
- Trộn hỗn hợp bột mì – đậu nành với chất phụ gia phù hợp, giúp quá trình ủ và thủy phân nguyên liệu đồng đều, ít hư hỏng.
Bước 5: Ủ hương
- Ủ nguyên liệu ở nhiệt độ 37 – 54 độ C trong 3 – 7 ngày liên tiếp để lên men từ từ.
- Ủ đậu nành ở nhiệt độ, thời gian thích hợp và đợi lên men.
Bước 6: Thủy phân
- Đây là công đoạn thủy phân protein trong đậu thành nước tương bằng cách trộn đều với muối.
- Duy trì nguyên liệu ở nhiệt độ phòng 35 – 40 độ C trong 3 – 4 ngày, sau đó đưa nguyên liệu và máy thủy phân ở nhiệt độ 105 – 112 độ C.
Bước 7: Hãm mốc
- Đun sôi nước tương với nước muối (nồng độ 20 – 30%), tiếp theo trộn đều với đậu nành đã nuôi mốc để tách bỏ tạp chất. Bảo đảm phun nước muối đều khắp tất cả bề mặt nguyên liệu.
Bước 8: Trích ly – lọc
- Loại bỏ các chất hòa tan trong nguyên liệu để lấy được thành phẩm nước tương.
- Tiếp theo, sử dụng nước muối nồng độ 20 – 30%, nhiệt độ 60 độ C cho vào nguyên liệu để tạo mùi vị. Ngâm hỗn hợp khoảng 1 ngày để dễ dàng lọc tách thành phẩm.
Bước 9: Phối chế
- Thêm chất phụ gia (hoặc chất bảo quản) phù hợp vào nguyên liệu để thành phẩm không bị hư hỏng.
Bước 10: Thanh trùng
- Thực hiện thanh trùng nước tương ở nhiệt độ 90 – 100 độ C trong 20 phút nhằm tiêu diệt vi sinh vật gây hại và tăng chất lượng thành phẩm.
Bước 11: Lắng tự nhiên – lọc tinh chất
- Để thành phẩm đạt chất lượng cao nhất, nhà sản xuất tiến hành lọc bỏ cặn (từ vỏ đậu nành hoặc phụ gia chưa tan hoàn toàn) một lần nữa.
Lắng lọc nước tương nhiều lần giúp thành phẩm đẹp mắt và thơm ngon hơn.
Bước 12: Chiết rót và đóng gói
- Sử dụng thiết bị chiết rót – đóng nắp chuyên dụng để cho nước tương thành phẩm vào chai.
Máy lọc nước tương khung bản hiện đại
Hiện nay trong ngành sản xuất nước tương của nhiều nhà sản xuất nước tương sản xuất theo quy trình hiện đại, công suất rất lớn. Thời gian ủ và thời gian lọc rút ngắn rất nhiều, làm tăng năng suất giảm giá thành sản xuất. Sử dụng máy lọc nước tương khung bản công suất lớn giúp rút ngắn thời gian sản xuất.
Dưới đây là hình ảnh máy lọc nước tương khung bản hiện đại.
Thông thường theo quy trình những công ty lớn sử dụng qua ba máy lọc nước tương khung bản .
Máy lọc nước tương khung bản lần đầu cấp độ lọc 30 micron.
Máy lọc nước tương khung bản lần thứ 2 sử dụng để lọc lại bã nước tương lần đầu sau khi lọc chưa triệt để
Máy lọc nước tương khung bản lần thứ 3 sử dụng cấp độ lọc 5 micron để triệt để cặn trong nước tương.
Máy lọc nước tương khung bản được làm bằng inox hoặc bằng nhựa tùy theo nhu cầu của khách hàng
Độ ẩm bả sau ép đạt dưới 50 độ ẩm.https://mayepbunvietnam.com/may-loc-nuoc-mam#:~:text=l%E1%BB%8Dc%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20m%E1%BA%AFm-,M%C3%A1y%20L%E1%BB%8Dc%20N%C6%B0%E1%BB%9Bc%20M%E1%BA%AFm,-Chia%20s%E1%BA%BB