Đặc điểm máy ép bùn băng tải và nguyên lý hoạt động cơ bản
Máy ép bùn băng tải là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất công nghiệp. Công dụng chính của nó là xử lý nước thải, bùn thải,...bằng công nghệ hiện đại, không gây tác động đến môi trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ đặc điểm máy ép bùn băng tải là gì cũng như nguyên lý vận hành ra sao? Trong bài viết này, Hiệp Thành Tấn Phát sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề trên.
Giới thiệu tổng quan về máy ép bùn băng tải
Loại máy này có nguồn gốc xuất xứ từ châu Âu. Do đó, máy ép bùn băng tải Việt Nam cũng chịu những tác động và ảnh hưởng về thiết kế cũng như nguyên lý hoạt động. Tuy nhiên, mỗi đơn vị sản xuất sẽ có cách chế tác riêng biệt. Từ đó các nhà đầu tư cũng sẽ đưa ra đánh giá về máy ép bùn băng tải với những tiêu chuẩn khác nhau.
Hiện nay, tại Hiệp Thành Tấn Phát, máy ép bùn băng tải được chế tác và sản xuất với dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại. Các loại máy móc thiết bị được tối ưu hóa, thiết bị vận hành được nhập khẩu chính hãng từ châu Âu. Chúng tôi luôn chú trọng cải tiến từng ngày, từng bước giải quyết những hạn chế về thiết kế cũng như đặc điểm cấu tạo của máy ép bùn băng tải.
Thông số kỹ thuật và cấu tạo của máy ép bùn băng tải
Trước khi tìm hiểu về nguyên lý vận hành thì người dùng cũng nên nắm rõ về các thông số kỹ thuật cũng như đặc điểm máy ép bùn băng tải. Cụ thể là:
Máy ép bùn băng tải có các thông số cơ bản như sau:
Model : |
BFP-L50 |
BFP-100 |
BFP-L 150 |
BDP-L200 |
|
Belt Width (mm) (Chiều rộng băng tải) |
500 |
1000 |
1500 |
2000 |
|
Treating Capacity (m3/hr) (Công suất xử lý) (Lượng bùn đầu vào) |
1~ 4 |
4.0 ~ 7.7 |
9.5 ~ 14 |
13.5 ~ 24.5 |
|
D.S. (kg/hr) ( Lượng bùn khô sau ép) |
60 ~ 100 |
60 ~ 116 |
140 ~ 200 |
200 ~ 250 |
|
Power Consumption(HP) (Công suất tiêu thụ) |
Driving Motor (Speed Variable) (Motor truyền động) |
1/2 |
1/2 |
1 |
1.5 |
Disposal Agitator Motor (Công suất motor khuấy bùn) |
1/2 |
1/4 |
1/2 |
1/2 |
|
Drum Thickener motor (công suất motor quay bộ tách nước sơ bộ) |
1/2 |
1/2 |
1 |
1 |
|
External Dimensions (Reference)(mm) (Kích thước bên ngoài) |
L |
2200 |
2400 |
2900 |
3200 |
W |
1000 |
1550 |
2000 |
2600 |
|
H |
2400 |
2500 |
2500 |
2600 |
|
Base Dimension L1 x W1 (mm) (Kích thước chân máy) |
1950 x 750 |
1460 x 1354 |
2300x 1604 |
2400 x 2400 |
|
Reference Weight (kgs) (Trọng lượng của máy |
500 |
960 |
1620 |
1700 |
Những bộ phận cơ bản cấu thành nên máy ép bùn băng tải bao gồm:
- Máy bơm bùn
- Hệ thống băng tải
- Thùng chứa bùn
- Hệ thống bơm nước sạch.
- Hệ thống pha trộn và châm hóa chất keo tụ Polymer.
Những bộ phận cơ bản của máy ép bùn băng tải
Một số đặc tính nổi bật của máy ép bùn băng tải
Máy ép bùn băng tải tại Hiệp Thành Tấn Phát sở hữu một số đặc tính kỹ thuật nổi bật như:
- Máy có thể vận hành liên tục trong nhiều giờ (lên đến 24/24 giờ), thích ứng được với nhiều loại chất thải lỏng khác nhau. Do đó đây là sự lựa chọn phù hợp dành cho các doanh nghiệp cần xử lý lượng nước thải liên tục.
- Máy được thiết kế với chế độ vận hành tự động, an toàn.
- Băng tải được sản xuất từ vật liệu PES chính hãng có khả năng thẩm thấu cao, bền với các loại hóa chất.
- Máy được cải tiến với độ rung cực thấp, không phát ra nhiều tiếng ồn khi vận hành. Đây là đặc điểm nổi trội so với các loại máy ép bùn khác.
- Thân máy được chế tác từ vật liệu thép SUS 304 không gỉ có độ bền cao.
Nguyên lý hoạt động của máy ép bùn băng tải
Máy ép bùn băng tải hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng lực ép của rulo quay, truyền động cơ học kéo băng tải dạng 2 lớp. Bùn sau khi ép sẽ có dạng bản mỏng, rắn chắc và độ ẩm bùn đo được dưới 80%. Dưới đây là quy trình vận hành cụ thể và một số lưu ý cần biết.
Quy trình và nguyên lý vận hành
Quy trình vận hành của máy ép bùn băng tải được thực hiện lần lượt như sau:
Bước 1: Kiểm tra máy ép bùn trước khi vận hành.
Để máy ép bùn băng tải được vận hành một cách tốt nhất, bạn cần có các bước kiểm tra hệ thống, bao gồm:
- Kiểm tra nguồn điện cấp hệ thống, bùn, hóa chất, nước rửa băng tải.
- Kiểm tra các vị trí của các van cấp bùn, van nước rửa.
- Kiểm tra xem trên băng tải có vật cản không.
Bước 2: Các thao tác vận hành máy ép bùn băng tải
- Khởi động motor kéo băng tải, motor khuấy keo tụ, motor vắt nước, bơm rửa băng tải, bơm polymer, bơm bùn, khuấy trộn polymer.
- Máy ép bùn băng tải vận hành theo nguyên lý:
- Các chất bùn thải, nước thải được bơm lên máy và qua các trục quay rulo. Sau đó chúng sẽ được chuyển tiếp đến hệ thống băng tải. Tại đây bùn thải sẽ được giữ lại trên bề mặt của băng rồi gạt tách ra dầu máy ép.
- Nước thải sẽ thấm qua tấm vải lọc của băng tải, sau đó được đưa về bể chứa nước thải và sẽ được xử lý trước khi thải ra môi trường. Phần bùn thải sẽ được ép khô hơn (đạt từ 70-85%).
Sơ đồ: Nguyên lý hoạt động của máy ép bùn băng tải
Bước 3: Tắt máy ép bùn.
- Chuyển các công tắc motor khuấy keo tụ, bơm polymer, bơm bùn, khuấy trộn polymer, về vị trí OFF.
- Riêng motor kéo băng tải, motor vắt nước và bơm rửa tiếp tục chạy thêm khoảng 5 phút để rửa sạch băng tải. Sau đó mới chuyển tất cả sang chế độ off.
- Chuyển công tắc máy nén khí, công tắc nguồn về chế độ off.
Lưu ý khi lắp đặt và vận hành máy ép bùn băng tải
Trong quá trình lắp đặt và vận hành máy ép bùn băng tải, các cá nhân hoặc doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:
- Mỗi loại máy ép bùn băng tải sẽ có phần tiêu chuẩn kỹ thuật riêng. Người dùng cần nắm rõ để đưa máy vào vận hành một cách tốt nhất.
- Lựa chọn đường ống dẫn nước phù hợp để cung cấp đủ lượng nước khi ép.
- Chọn vị trí lắp đặt máy ép bùn băng tải phù hợp.
- Theo dõi công suất hoạt động của máy trong mỗi lần vận hành để có sự điều chỉnh hợp lý. Việc này sẽ giúp máy phát huy tối đa công năng hiệu quả cũng như kéo dài “tuổi thọ”.
- Vệ sinh, bảo dưỡng máy ép bùn định kỳ.
Trên đây là những tìm hiểu cơ bản về đặc điểm máy ép bùn băng tải. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho các cá nhân, doanh nghiệp trong quá trình chọn lựa và vận hành máy ép bùn băng tải.